Dầu thủy lực là gì? Đây là câu hỏi mà sdtvietnam.com.vn thường nhận được khi tiếp xúc với khách hàng.Hiện nay nhu cầu sử dụng dầu thủy lực là rất lớn. Vì thế, để hiểu hơn về sản phẩm này, sdtvietnam mời các bạn tìm hiểu bài viết sau để chúng ta cùng tìm hiểu những khái niệm về dầu thủy lực để có được sự lựa chọn dầu thủy lực thông minh nhất cho hệ thống thủy lực của mình nhé.
1. Dầu thủy lực là gì?
Dầu thủy lực là loại dầu nhớt chuyên dụng cho các hệ thống thủy lực chúng được pha chế theo công nghệ độc đáo rất ưu viết bởi dầu gốc cao cấp kết hợp với hệ phụ gia đa năng có tác dụng truyền tải năng lượng. Ngoài ra dầu thủy lực còn có tác dụng bôi trơn làm giảm ma sát giúp cho sự chuyển động giữa các thành phần được trơn tru, hiệu quả hơn. Khi sử dụng dầu thủy lực người tiêu dùng cần xem xét các yếu tố sau: Thời tiết ở nơi thiết bị được sử dụng, các điều kiện sử dụng của bộ phận thủy lực trong hệ thống truyền động và độ nhớt của dầu thủy lực, giúp bôi trơn hệ thống thủy lực, làm mát, chống ăn mòn, chống gỉ các chi tiết của máy móc để đảm bảo máy móc hoạt động chính xác và ổn định.
Hoạt động của nhiều máy móc công nghiệp được điều khiển bởi hệ thống thủy lực (hydraulic system), một hệ thống sử dụng chất lỏng để truyền áp lực. Thông thường, dầu bôi trơn và đôi khi nước được sử dụng để truyền áp suất. Dầu bôi trơn không chỉ có tác dụng truyền áp suất và điều khiển dòng chảy mà còn tối thiểu hóa lực ma sát và sự mài mòn của những phần chuyển động và bảo vệ bề mặt kim loại không bị rỉ sét.
Thành phần lớn nhất của dầu thủy lực là dầu khoáng được thêm phụ gia để đạt một số tiêu chuẩn đặc biệt. Dầu thủy lực chống mài mòn (Antiwear hydraulic fluid) là lượng dầu thủy lực lớn nhất được sử dụng, chiếm khoảng 80%. Mặt khác, nhu cầu cho dầu chống cháy (fire-resistant fluid) chỉ khoảng 5% tổng thị trường dầu công nghiệp. Dầu chống cháy được phân loại thành dầu nền nước (high water-basefluid), nhũ tương nước trong dầu, glycol và phosphate ester.
2. Phân loại dầu thủy lực?
Dầu thủy lực có bốn loại gồm: Dầu thủy lực gốc khoáng, Dầu thủy lực phân hủy sinh học, Dầu thủy lực chống cháy không pha nước, Dầu thủy lực chống cháy pha nước. Trong đó dầu thủy lực gốc khoáng được sử dụng nhiều nhất, chiếm khoảng 80% . Ba loại dầu thủy lực còn lại, nhu cầu sử dụng ít hơn, chỉ chiếm 20% tổng lượng dầu thủy lực trên thị trường.
HH Dầu khoáng tinh chế không có phụ gia
HL Dầu khoáng tinh chất chứa phụ gia chống gỉvê chống oxi hóa
HM Kiểu HL có cải thiện tính chống mòn
HR Kiểu HL có cải thiện chỉ số độ nhớt
HV Kiểu HM có cải thiệu chỉ số độ nhớt
HG Kiểu HM có chống kẹt, chống chuyển động trượt chảy
HS Chất lỏng tổng hợp không só tính chất chống cháy đặc biệt
HFAE Nhũ tương dầu trong nước chống cháy, có 20% KLcác chất có thể cháy được
HFAS Dung dịch chống cháy của hóa chất pha trong nước có tối thiểu 80% kl nước
HFB Nhũ tương chống cháy của nước trong dầu có tối đa 25% kl các chất có thể cháy được
HFC Dung dịch chống cháy của polyme trong nước, có tối thiểu 35% nước
HFDR Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở estecủa axit phosphoric.
HFDS Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên cơ sở clo-hydrocacon
HFDT Chất lỏng tổng hợp chống cháy trên sơ sở hỗn hợp HFDR và HFDS
Trong đó dầu thủy lực gốc khoáng là lý tưởng nhất dùng cho hầu hết các hệ thống thủy lực bởi vì bản thân chúng là những dầu thủy lực xuất sắc. Dầu thủy lực gốc khoáng có chỉ số độ nhớt cao (high viscosity index – VI) có thể sử dụng trong một khoảng rộng độ nhớt. Thông thường, những sản phẩm độ nhớt cao đặc biệt phù hợp để sử dụng ở điều kiện nhiệt độ thấp. Tất cả dầu đều chứa phụ gia, ví dụ như chống oxide hóa, chống rỉ sét và chống mài mòn. Trong trường hợp phụ gia đã được tiêu thụ hoặc mất đi trong quá trình hoạt động thì những loại dầu này vẫn tiếp tục được sử dụng hiệu quả trong một thời gian dài nữa. Dầu này được xử lý cẩn thận để có khả năng tách nước và chống tạo bọt tốt. Vì khả năng chống oxide hóa cao, những tính chất này được duy trì trong thời gian dài hoạt động.