Cùng với sự phát triển của công nghiệp chế tạo, tự động hóa – dầu nhớt công nghiệp là một phần thiết yếu quan trọng. Chúng ta đều biết rằng để tăng tuổi thọ sử dụng của động cơ thì việc thay dầu nhớt bôi trơn cho động cơ là điều cần được chú ý đến. Sau đây, sdtvietnam.com.vn sẽ giới thiệu với các bạn về đặc điểm và ứng dụng của các loại dầu nhớt công nghiệp.
Đa phần dầu mỡ công nghiệp có 2 loại:
- Dầu mỡ bôi trơn gốc: có thể ở dạng lỏng như là dầu động cơ và dầu thủy lực, hoặc ở thế rắn hoặc bán rắn hoặc bằng Teflon hoặc ở dạng bột ….. tùy thuộc vào mục đích và vị trí sử dụng.
- Dầu mỡ bôi trơn tổng hợp: được sản xuất thông qua một số các quá trình chế biến hóa học giúp cải thiện đáng kể các tính chất bôi trơn như là về khả năng kháng oxy hóa và chỉ số độ nhớt.
Đặc tính cơ bản của dầu nhớt công nghiệp:
- Độ nhớt: là đại lượng đặc trưng cho khả năng lưu chuyển của dầu mỡ. Dầu mỡ có độ nhớt càng cao thì càng khó lưu chuyển và ngược lại. Độ nhớt có thể thay đổi theo nhiệt độ và thường được đo bằng đơn vị cSt.
- Điểm chớp cháy: là nhiệt độ thấp nhất dưới áp suất khí quyển mà hơi dầu sẽ chớp cháy khi gặp ngọn lửa. Điểm chớp cháy cốc hở dùng để đánh giá nguy cơ cháy của dầu nhớt công nghiệp khi tồn trữ, điểm chớp cháy cốc kín dùng để đánh giá tình trạng của dầu nhớt khi đang sử dụng trong máy.
- Điểm đông đặc: là nhiệt độ thấp nhất mà dầu nhớt còn có thể rót chảy được.
- Độ kiềm tổng: là số đo độ kiềm của dầu nhớt công nghiệp, tính bằng đơn vị mgKOH/g
- Độ axit tổng: là số đo độ axit của dầu nhớt do các thành phần oxi hóa của dầu nhớt trong quá trình sử dụng, đơn vị tính là mgKOH/g
Ứng dụng của dầu nhớt công nghiệp:
- Bôi trơn làm giảm ma sát và do đó làm giảm cường độ mài mòn, ăn mòn của các bề mặt tiếp xúc
- Làm sạch và bảo vệ các chi tiết được bôi trơn khỏi các hạt mài mòn nhầm nâng cao tuổi thọ của máy móc
- Làm mát động cơ
- Làm kín máy
- Chống ghỉ sét và giảm tối thiểu cặn.