Why use grease for machinery and equipment? Let's find out with sdtvietnam.com.vn
Trên thực tế, mỡ bôi trơn công nghiệp không hẳn chỉ dùng cho công nghiệp. Mà ngoài đời thường cũng vẫn bôi lên các vòng bi, ổ trục xe máy, ô tô hay nhiều vị trí khác trong nhà. Tuy vậy nó vẫn được sử dụng chính trong quá trình sản xuất công nghiệp. Nhưng liệu mọi người đã biết hết về mỡ bôi trơn công nghiệp là gì? Và chúng được phân loại ra sao?…
Hãy cùng dầu nhờn Shell đi tìm hiểu về vấn đề này.
Trước tiên bạn cần biết dầu bôi trơn là gì?
Mỡ bôi trơn là một sản phẩm được tạo ra từ quá trình sản xuất dầu. Nó thường được lấy ở giai đoạn cuối của quá trình hóa dầu hoặc khi nhiệt độ tinh chế dầu cao nhất. Sau đó đem pha trộn với chất làm đặc và một số phụ gia cần thiết để tăng tính năng cho mỡ.
Thông thường, mỡ bôi trơn công nghiệp gồm: Dầu gốc khoáng + chất làm đặc + phụ gia. Trong đó, dầu gốc chiếm từ 70% đến 80%. Tùy thuộc vào nhu cầu tạo ra dầu đặc ở mức độ nào để pha chế tỷ lệ chất làm đặc cao hay thấp.
Các sản phẩm mỡ bôi trơn có thể ở dạng gần lỏng cho đến gần rắn. Càng ở mức độ đặc nhiều thì độ lún dầu càng thấp. Cho khả năng bôi trơn, chịu tải, chịu nhiệt tốt hơn.
Tùy thuộc vào dầu gốc, phụ gia và chất làm đặc sẽ cho ra các sản phẩm mỡ bôi trơn khác nhau.
Các loại mỡ bôi trơn công nghiệp
Nếu dùng dầu gốc kết hợp với chất làm đặc lithium + Polyete perfluorua thì sẽ cho ra mỡ trắng chịu nhiệt dùng cho công nghệ sản xuất – đóng gói thực phẩm…
Còn nếu sử dụng các chất làm đông đặc thông thường sẽ cho ra mỡ bò chịu nhiệt cao cấp. Loại phổ thông có màu vàng bò, được dùng để bôi trơn hầu hết các ổ bi – ổ trục trong máy công nghiệp, máy nông nghiệp… Loại này thường có giá thành thấp nhất.
Khi chỉ cần cho thêm chút bột đồng vào bên trong mỡ bò lúc tinh chế. Kết quả đem lại lại là mỡ đồng chịu nhiệt độ cực cao. Một sản phẩm cho khả năng chịu nhiệt độ lên đến 1200ºC. Chịu tải tuyệt vời.
Mỡ bôi trơn chịu nhiệt
Trong các dòng mỡ bôi trơn công nghiệp. Không phải sản phẩm nào cũng chịu được nhiệt độ cao. Muốn có tính năng này thì mỡ phụ thuộc vào chất làm đặc và phụ gia theo kèm.
Để chịu nhiệt tốt nhất, chất làm đặc thường được chọn là gốc ozokerit.
Phụ gia theo kèm thường là loại hạn chế khả năng nóng chảy ở nhiệt độ cao của dầu. Tăng khả năng chịu cực áp khi đang hoạt động. Giảm mài mòn, giảm ma sát tốt nhất cho các tinh thể dầu chứa bên trong. Nhờ vậy mà dầu không bị tự nóng, hay biến dạng khi đang hoạt động.
Tính chất của mỡ bôi trơn chịu nhiệt
Mỡ bôi trơn công nghiệp thường được sử dụng nhất là mỡ chịu nhiệt. Do đó, khi nhắc đến tính chất chung của nó thì mọi người hay lấy tính chất của mỡ chịu nhiệt làm tiêu chuẩn để nói chuyện với nhau.
+ Khả năng chịu nhiệt tốt
+ Chống oxi hóa cao
+ Chống gỉ cực tốt
+ Tăng cường khả năng bám dính vượt trội
+ Chịu lực cao
+ Ít bị biến dạng khi đang hoạt động ở môi trường khắc nghiệt.
+ Lọc bỏ bụi bẩn – bùn đất bám vào tốt.